Quy định về giao dịch tại sàn giao dịch UPCOM

1. Thời gian giao dịch và thanh toán

1.1 Thời gian giao dịch

Phương thức giao dịch Giờ giao dịch Loại lệnh
Khớp lệnh liên tục I  9h00' - 11h30' LO
Nghỉ giữa phiên 11h30' - 13h00'  
Khớp lệnh liên tục II 13h00' - 15h00' LO
Thỏa thuận

9h00' - 11h0'

13h00' - 15h0'

 

 

1.2. Thời gian thanh toán

  Loại giao dịch TG thanh toán
CP Khớp lệnh T + 2
Thỏa thuận T + 2

 

2. Phương thức giao dịch

  • Phương thức khớp lệnh liên tục: Là phương thức giao dịch được thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán ngay khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch.
  • Phương thức thỏa thuận: Là phương thức giao dịch trong đó các điều kiện giao dịch được các bên tham gia thỏa thuận với nhau và xác nhận thông qua hệ thống giao dịch.

3. Nguyên tắc khớp lệnh

  • Ưu tiên về giá.
  • Ưu tiên về thời gian.

5. Đơn vị giao dịch

  • Đối với lô chẵn: 100 cổ phiếu.
  • Đơn vị giao dịch lô lẻ có khối lượng từ 01 đến 99 cổ phiếu được thực hiện theo cả hai phương thức khớp lệnh và thỏa thuận.
  • Không quy định đơn vị giao dịch đối với giao dịch thoả thuận.

Giao dịch thỏa thuận và giao dịch lô lẻ không được phép thực hiện trong ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu mới niêm yết hoặc ngày giao dịch trở lại sau khi bị tạm ngừng giao dịch 25 ngày cho đến khi có giá tham chiếu được xác lập từ kết quả của phương thức khớp lệnh liên tục.

6. Đơn vị yết giá

  • Đơn vị yết giá đối với cổ phiếu: 100 đồng.
  • Không quy định đơn vị yết giá đối với trái phiếu và giao dịch thỏa thuận.

7. Biên độ dao động

  • Đối với cổ phiếu: ± 15%.
  • Đối với cổ phiếu mới đăng ký giao dịch trong ngày giao dịch đầu tiên và cổ phiếu không có giao dịch trên 25 phiên giao dịch liên tiếp, trong ngày đầu tiên giao dịch trở lại, biên độ dao động giá được áp dụng là ± 40% so với giá tham chiếu.

​​​​​​​8. Sửa/Hủy lệnh trong phiên giao dịch

Việc sửa giá/khối lượng và hủy lệnh chỉ có hiệu lực đối với lệnh gốc chưa thực hiện hoặc phần còn lại của lệnh gốc chưa được thực hiện.

+ Trường hợp sửa khối lượng tăng: Thứ tự ưu tiên của lệnh sau khi sửa được tính kể từ khi lệnh sửa được nhập vào hệ thống giao dịch.

+ Trường hợp sửa khối lượng giảm: Thứ tự ưu tiên của lệnh không thay đổi.

​​​​​​​


 
Top